Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) có tiền thân là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, được thành lập vào năm 1976. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác. Tính đến cuối năm 2018, VNM sở hữu vận hành 12 trang trại bò sữa với tổng đàn là 27.000 con và 13 nhà máy sữa đạt chứng nhận FSSC 22000. Sản phẩm của VNM được xuất khẩu trực tiếp đến 40 nước trên thế giới.
Thuận lợi
_ Là doanh nghiệp sữa lớn nhất VN, có thương hiệu giá trị nhất, dẫn đầu thị trường xuất khẩu. Đứng đầu ngành sữa cả về thị phần lẫn năng lực sản xuất, thị phần 40%, lớn nhất ngành.
_ Chất lượng quản lý doanh nghiệp cao, coi trọng giá trị con người lên trên hết
_ Sức khỏe tài chính tốt, biên lợi nhuận gộp cao, các hệ số tài chính lành mạnh, dòng tiền tự do ổn định
_ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) cao 31.9%
Khó khăn
_ Rủi ro cạnh tranh trong nước, ngành sữa bão hòa, thị phần có dấu hiệu giảm, gặp cạnh tranh từ EVFTA
_ Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao
_ ROE có xu hướng giảm những năm gần đây
Hiện tại
Giai đoạn 2018-2019 đã thực hiện đầu tư mạnh vào các công ty sữa vùng khác trong nước, ví dụ như thâu tóm Sữa Mộc Châu. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Đông, tuy nhiên VNM cũng đang chịu tác động tiêu cực từ thị trường sữa quốc tế. Năm vừa qua, các công ty con ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19. Đang thực hiện mạnh chiến lược xuất khẩu và xây dựng hệ thống phân phối tại Trung Quốc, tuy nhiên ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi Covid19.
Đánh giá
Tính từ đầu năm, cổ phiếu VNM đã giảm 14% trong khi chỉ số VNINDEX lại tăng mạnh 26.2%. Có thể giải thích một phần do chính sách bơm tiền ngập thị trường đẩy giá nhiều loại tài sản tăng mạnh thời gian qua, đã khiến những cổ phiếu có dòng tiền ổn định như VNM trở nên kém hấp dẫn hơn các tài sản khác, do tiền mặt bị mất giá liên tục. Thông thường, khi những cổ phiếu chất lượng như VNM tụt lại so thị trường chung, cũng là dấu hiệu báo trước rằng thị trường đang ở giai đoạn trước suy thoái với áp lực lạm phát chuẩn bị tăng cao. Điều này cũng có nghĩa áp lực tăng lãi suất sẽ trở lại. Thực vậy, trong bối cảnh nhà nước bắt đầu lo ngại về lạm phát, thì lãi suất khó tiếp tục giảm sâu hơn, nhất là khi chính phủ các nước trên TG đang có khuynh hướng thắt chặt lại lãi suất để đối phó với siêu chu kỳ tăng giá hàng hóa khắp nơi, dòng tiền trong tương lai sẽ quay trở lại những cổ phiếu chất lượng an toàn, hệ số tài chính mạnh và lượng tiền mặt dồi dào như VNM là hoàn toàn khả thi. Lịch sử cũng chứng minh VNM thường tăng giá tốt hơn thị trường trong môi trường lãi suất cao (giai đoạn 2010-2014).
Về định giá, VNM đang giao dịch ở mức P/E 17.6x, trong bối cảnh trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đang giao dịch ở mức P/E 34x-35x (lợi tức 2.07%/năm), thì mức giá này chưa phải là cao. Tuy nhiên để cổ phiếu VNM trở nên hấp dẫn thu hút dòng tiền, có lẽ các nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn tiếp theo của thị trường, mặc dù vẫn có thể giải ngân ở thời điểm hiện tại.
Theo: Valueway