Bẫy thanh khoản là một tình huống mâu thuẫn trong kinh tế khi lãi suất rất thấp nhưng tỷ lệ tiết kiệm lại cao, làm cho chính sách tiền tệ không còn hiệu quả.
Nhà kinh tế học John Maynard Keynes mô tả lần đầu tiên, trong thời kỳ bẫy thanh khoản xuất hiện, thì người tiêu dùng tránh lựa chọn trái phiếu và giữ tiết kiệm bằng tiền mặt, bởi vì niềm tin phổ biến rằng lãi suất có thể sớm tăng (và sẽ đẩy giá trái phiếu xuống). Bởi vì trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo với lãi suất, nhiều người tiêu dùng không muốn nắm giữ một tài sản có giá dự kiến sẽ giảm. Đồng thời, các nỗ lực của ngân hàng trung ương để thúc đẩy hoạt động kinh tế bị cản trở vì họ không thể giảm lãi suất hơn được nữa nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
+ Một số đặc điểm chính của bẫy thanh khoản:
· Là khi chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả do lãi suất rất thấp kết hợp với việc người tiêu dùng thích tiết kiệm hơn là đầu tư vào trái phiếu có lợi suất cao hơn hoặc các khoản đầu tư khác.
· Trong khi bẫy thanh khoản là một mô thức phản ánh các điều kiện kinh tế, nó cũng mang tính tâm lý vì người tiêu dùng đang lựa chọn tích trữ tiền mặt thay vì chọn các khoản đầu tư được trả cao hơn vì những quan điểm tiêu cực về nền kinh tế.
· Bẫy thanh khoản không chỉ giới hạn ở phạm vi trái phiếu. Nó cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế, vì người tiêu dùng đang chi tiêu ít hơn cho các sản phẩm, có nghĩa là các doanh nghiệp ít có khả năng thuê nhân công hơn.
· Một số cách để thoát khỏi bẫy thanh khoản bao gồm tăng lãi suất, hy vọng tình hình sẽ tự điều chỉnh khi giá cả giảm xuống mức hấp dẫn hoặc chi tiêu của chính phủ tăng lên.
Trong thời kỳ bẫy thanh khoản, khi ngân hàng dự trữ của một quốc gia, như Cục Dự trữ Liên bang ở Hoa Kỳ, cố gắng kích thích nền kinh tế bằng cách tăng cung tiền, điều này khiến mọi người không được khuyến khích giữ thêm tiền mặt.
Tuy nhiên, người tiêu dùng tiếp tục giữ tiền trong các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, thay vì các lựa chọn đầu tư khác, ngay cả khi hệ thống ngân hàng trung ương cố gắng kích thích nền kinh tế thông qua việc bơm thêm tiền. Mức tiết kiệm của người tiêu dùng cao, thường được thúc đẩy bởi niềm tin về tình trạng kinh tế tiêu cực sắp xảy ra, khiến chính sách tiền tệ nhìn chung không còn hiệu quả.
Niềm tin vào tương lai tiêu cực là một yếu tố quan trọng, bởi vì khi người tiêu dùng tích trữ tiền mặt và bán trái phiếu, điều này sẽ khiến giá trái phiếu giảm và lợi tức tăng. Mặc dù lợi tức tăng, người tiêu dùng không quan tâm đến việc mua trái phiếu do giá trái phiếu có thể giảm tiếp. Thay vào đó, họ thích giữ tiền mặt với lợi suất thấp hơn.
Một vấn đề đáng chú ý nữa liên quan đến các tổ chức tài chính lớn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người vay tiêu chuẩn. Điều này là do thực tế là, với lãi suất gần bằng 0, có rất ít cơ hội để để thu hút các ứng viên có năng lực tài chính tốt. Tình trạng thiếu người đi vay này cũng thường xuất hiện ở các khu vực kinh tế khác, nơi thậm chí người tiêu dùng thường vay tiền để chi tiêu, chẳng hạn như để mua ô tô hoặc nhà.
+ Dấu hiệu của Bẫy thanh khoản:
Một dấu hiệu của bẫy thanh khoản là lãi suất thấp. Lãi suất thấp có thể ảnh hưởng đến hành vi của trái chủ, cùng với những lo ngại khác về tình trạng kinh tế hiện tại của quốc gia, dẫn đến việc bán trái phiếu theo hướng có hại cho nền kinh tế. Hơn nữa, việc bổ sung vào cung tiền không dẫn đến thay đổi giá cả, vì hành vi của người tiêu dùng nghiêng về tiết kiệm tiền theo những cách rủi ro thấp. Vì cung tiền tăng lên có nghĩa là có nhiều tiền hơn trong nền kinh tế, lẽ ra số tiền đó nên chảy sang các tài sản có lợi suất cao hơn như trái phiếu. Nhưng trong thời kỳ bẫy thanh khoản thì không, số tiền đó chỉ được giữ trong tài khoản tiền mặt dưới dạng tiết kiệm.
Chỉ riêng lãi suất thấp không tạo ra bẫy thanh khoản, điều kiện đủ là các trái chủ không còn muốn giữ trái phiếu của họ và nguồn cung hạn chế các nhà đầu tư muốn mua chúng. Thay vào đó, các nhà đầu tư đang ưu tiên tiết kiệm tiền mặt hơn là mua trái phiếu. Nếu các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến việc nắm giữ hoặc mua trái phiếu vào những thời điểm lãi suất thấp, thậm chí gần bằng 0%, thì tình huống này không đủ điều kiện để trở thành một cái bẫy thanh khoản.
Theo: Investopedia