Skip to content

Có nên cơ cấu danh mục thường xuyên

    Một bài học quan trọng khác là: Việc thay đổi danh mục đầu tư liên tục là một yếu tố hủy hoại tài sản. Kinh nghiệm ở đây là miễn là mọi thứ không xấu đi, hãy để khoản đầu tư của bạn chạy trong ít nhất 5 năm (lâu hơn thì tốt hơn) và dạy bản thân vượt qua những biến động thị trường và duy trì nhận thức của bạn về giá trị nội tại của khoản đầu tư. Giao dịch quá nhiều để cố gắng dự đoán sự thay đổi giá thị trường không phải là cách làm hay.

    Một xu hướng khác của con người là mong muốn một trật tự, cân bằng, thống nhất và đối xứng. Mong muốn này có nguồn gốc từ khả năng của chúng ta trong việc cảm nhận công lý và “tự sửa chữa” vốn là một nét độc đáo kỳ diệu của loài người.

     Trong quản lý danh mục đầu tư, xu hướng này xuất hiện trong khái niệm hồi quy về giá trị trung bình; nơi mà các tài sản tăng cao cuối cùng phải giảm và những thứ hoạt động kém cuối cùng lại tăng.

     Khái niệm này là lý do tại sao phần lớn các chiến lược quản lý danh mục đầu tư đều dựa trên cái được gọi là tái cơ cấu cân bằng. Bất cứ khi nào một khoản nắm giữ trở nên lớn hơn tương ứng với các khoản nắm giữ khác của danh mục đầu tư, người quản lý danh mục đầu tư sẽ bán một phần số vốn nắm giữ để “chốt lời” và đưa nó xuống mức mục tiêu đã xác định trước. Đây chính xác là cách quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp điển hình.

    Tuy nhiên, mặc dù hồi quy về giá trị trung bình là một mô hình thống kê phổ biến, nhưng việc cho rằng nó có thể tồn tại trong mọi hệ thống đầu tư có thể nguy hiểm. Điều thực tế thường xảy ra trên thị trường chứng khoán và trong kinh doanh là khi một số ngành hoặc công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thì những công ty đó sẽ tiếp tục đánh bại thị trường trong nhiều năm còn các công ty kém lại tiếp tục trôi dạt về phương xa.

    Do đó, W.Buffett không tin vào việc tái cơ cấu cân bằng. Trong bối cảnh danh mục đầu tư được xây dựng để hoạt động trong thời gian rất dài, việc tái cơ cấu cân bằng rất ít có ý nghĩa. Trên thực tế, đối với các nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư dài hạn, tái cân bằng là một việc làm chống lại lợi nhuận tối ưu.

    Tái cân bằng là hành động trung hòa rủi ro và cơ hội. Nó lấy từ phần hiệu quả nhất của danh mục đầu tư và phân bổ lại cho phần kém hiệu quả nhất. Về cơ bản, nó ngăn cản bất kỳ khoản đầu tư thành công nào tạo ra kết quả ngoạn mục như kỷ lục của Buffett đã đạt được.

    Theo: Valueway

    Tags:

    Leave a Reply