Charlie Munger – Kiến trúc sư của Berkshire Hathaway
Charlie Munger qua đời vào ngày 28 tháng 11, chỉ 33 ngày trước sinh nhật lần thứ 100 của ông.
Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Omaha nhưng ông dành 80% cuộc đời mình để sống ở nơi khác. Vì vậy, phải đến năm 1959, khi ông 35 tuổi, tôi mới gặp ông ấy.
Năm 1962, ông quyết định sẽ đảm nhận vai trò quản lý tiền bạc.
Ba năm sau ông ấy nói với tôi rằng tôi đã có một quyết định ngu ngốc khi mua quyền kiểm soát Berkshire. Tuy nhiên, ông ấy đảm bảo rằng vì tôi đã hành động như vậy nên ông sẽ chỉ tôi cách sửa chữa sai lầm.
Trước khi tôi kể tiếp, hãy nhớ rằng Charlie và gia đình ông ấy không hề bỏ một xu nào trong công ty hợp danh đầu tư nhỏ mà lúc đó tôi đang quản lý và số tiền mà tôi đã sử dụng để mua lại Berkshire là từ công ty này. Hơn nữa, không một ai trong chúng tôi mong đợi Charlie sẽ sở hữu cổ phiếu Berkshire.
Dẫu biết vậy, vào năm 1965, Charlie đã nhanh chóng khuyên tôi: “Warren, hãy quên việc mua một công ty nào khác giống như Berkshire. Nhưng vì bây giờ anh đã kiểm soát Berkshire, vậy hãy thêm vào đó những doanh nghiệp tuyệt vời được mua với mức giá hợp lý và từ bỏ việc mua những doanh nghiệp tạm ổn với mức giá tuyệt vời. Nói cách khác, hãy từ bỏ mọi điều anh bạn học được từ người hùng của mình, Ben Graham. Cách cũ này có hiệu quả nhưng chỉ khi được thực hiện ở quy mô nhỏ.” Sau nhiều lần thụt lùi, tôi đã làm theo hướng dẫn của ông ấy.
Nhiều năm sau, Charlie trở thành cộng sự của tôi trong việc điều hành Berkshire và nhiều lần nhắc tôi tỉnh táo trở lại khi những thói quen cũ của tôi nổi lên. Cho đến khi qua đời, anh ấy vẫn tiếp tục giữ vai trò này. Cùng những người đầu tư với chúng tôi từ rất sớm, tất cả cuối cùng đã nhận được kết quả tốt hơn nhiều so với những gì Charlie và tôi có thể mơ ước.
Trên thực tế, Charlie chính là “kiến trúc sư” của Berkshire, còn tôi đóng vai trò như “tổng thầu” hàng ngày thực thi việc xây dựng tầm nhìn của anh ấy.
Charlie không bao giờ tìm cách ghi nhận công lao cho vai trò là người sáng tạo mà thay vào đó, luôn để tôi nhận được sự kính nể và những lời khen ngợi. Theo một cách nào đó, mối quan hệ của anh ấy với tôi vừa là anh trai vừa là người cha yêu thương. Ngay cả khi anh ấy biết mình đúng, anh ấy vẫn trao sự lèo lái cho tôi, và khi tôi phạm sai lầm, anh ấy không bao giờ nhắc lại về sai lầm đó.
Trong thế giới vật chất, những công trình vĩ đại được gắn liền với vị kiến trúc sư trong khi những người đổ bê tông hoặc lắp đặt cửa sổ sẽ sớm bị lãng quên. Berkshire đã trở thành một công ty vĩ đại. Dù tôi đã phụ trách đội ngũ xây dựng từ lâu, nhưng Charlie mới đáng được ghi nhận mãi mãi là vị kiến trúc sư.
Kính gửi các cổ đông của tập đoàn Berkshire Hathaway:
Berkshire có hơn ba triệu tài khoản cổ đông. Tôi có nhiệm vụ viết một lá thư hàng năm giúp cho nhóm chủ sở hữu đa dạng và không ngừng thay đổi này, nhiều người trong số đó muốn hiểu thêm về khoản đầu tư của họ.
Charlie Munger, đối tác quản lý Berkshire của tôi trong nhiều thập kỷ, cũng có quan điểm tương tự về nghĩa vụ này và mong muốn tôi sẽ trao đổi với các bạn trong năm nay một cách thường xuyên. Anh ấy và tôi đều nhất trí về trách nhiệm của chúng tôi đối với các cổ đông Berkshire.
Người viết sẽ thấy hữu ích khi hình dung ra nhóm độc giả mà họ nhắm tới và hy vọng thu hút được đông đảo khán giả. Tại Berkshire, chúng tôi có mục tiêu giới hạn hơn: đó là các nhà đầu tư tin tưởng giao tiền tiết kiệm cho Berkshire mà không kỳ vọng sẽ bán lại (giống như thái độ của những người tiết kiệm để mua trang trại hoặc bất động sản cho thuê hơn là những người thích sử dụng số tiền dư thừa của mình để mua xổ số hoặc cổ phiếu “nóng”).
Qua nhiều năm, Berkshire đã thu hút được một số lượng lớn chưa từng thấy những cổ đông “trọn đời” như vậy. Chúng tôi trân trọng sự hiện diện của họ và tin rằng hàng năm họ có quyền được nghe cả tin tốt lẫn tin xấu, trực tiếp từ CEO chứ không phải từ một nhân viên quan hệ nhà đầu tư hay một nhân viên tư vấn truyền thông, những người luôn đưa ra sự lạc quan và tốt đẹp.
Khi hình dung về những chủ sở hữu mà Berkshire đang tìm kiếm, tôi may mắn có được hình mẫu lý tưởng hoàn hảo, em gái tôi, Bertie. Hãy để tôi giới thiệu cô ấy.
Đầu tiên, Bertie là người thông minh, khôn ngoan và thích thử thách suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ cãi vã hay bất cứ điều gì làm rạn nứt mối quan hệ. Chúng tôi sẽ không bao giờ.
Tiếp theo, Bertie và ba con gái cũng có phần tiết kiệm lớn là cổ phiếu Berkshire. Quyền sở hữu của họ kéo dài hàng thập kỷ. Hàng năm Bertie sẽ đọc những gì tôi viết. Vì vậy, công việc của tôi là phải đoán trước cô ấy muốn hỏi những gì và đưa ra câu trả lời trung thực.
Bertie, giống như hầu hết các bạn, hiểu nhiều thuật ngữ kế toán, nhưng cô ấy chưa sẵn sàng cho kỳ thi CPA. Cô theo dõi tin tức kinh doanh – đọc bốn tờ báo hàng ngày – nhưng không coi mình là chuyên gia kinh tế. Cô ấy là người nhạy cảm – rất nhạy cảm – theo bản năng, cô ấy luôn nhận ra mình nên phớt lờ các vị chuyên gia. Rốt cuộc, nếu cô ấy có thể dự đoán một cách đáng tin cậy những cổ phiếu thắng cuộc trong ngày mai, liệu cô ấy có thoải mái chia sẻ những hiểu biết giá trị của mình và làm tăng khả năng tranh mua không? Điều đó giống như tìm thấy mỏ vàng rồi vẽ bản đồ cho hàng xóm để chỉ vị trí của nó.
Bertie hiểu rõ sức mạnh – cả tốt lẫn xấu – của động cơ thúc đẩy, điểm yếu của con người, những “lời mách bảo” có thể nhận ra khi quan sát hành vi con người. Cô ấy biết ai đang “bán hàng” và ai tin cậy được. Nói tóm lại, cô ấy không phải là kẻ ngốc.
Vậy điều gì sẽ khiến Bertie quan tâm trong năm nay?
Kết quả hoạt động, sự thật và hư cấu
Hãy bắt đầu với những con số. Báo cáo thường niên chính thức bắt đầu từ K-1 và trải dài 124 trang. Nó chứa một lượng thông tin khổng lồ – một số quan trọng, một số bình thường.
Trong số những tiết lộ, nhiều chủ sở hữu cùng với các phóng viên tài chính sẽ tập trung vào trang K-72. Ở đó, họ sẽ tìm thấy “dòng cuối cùng” thông lệ, cái được gắn nhãn “Thu nhập(lỗ) ròng”. Các con số là 90 tỷ USD cho 2021, âm 23 tỷ USD cho 2022 và 96 tỷ USD cho 2023.
Điều quái gì đang diễn ra vậy?
Bạn tìm kiếm hướng dẫn và được nói rằng cách thức tính toán “thu nhập” này được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính (“FASB”) nghiêm chỉnh, có chứng nhận và được chỉ thị bởi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (“SEC”) tận tâm, chăm chỉ và được kiểm toán bởi các chuyên gia đẳng cấp thế giới tại Deloitte & Touche (“D&T”). Trên trang K-67, D&T không nhấn mạnh: “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính . . . . . trình bày một cách công bằng, trên mọi khía cạnh trọng yếu (phần in nghiêng), tình hình tài chính của Công ty . . . . . và kết quả hoạt động của nó. . . . . cho mỗi ba năm trong giai đoạn kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2023 . . . . .”
Rất thần thánh hóa, con số “thu nhập ròng” tệ hơn cả vô dụng này nhanh chóng được truyền đi khắp thế giới thông qua internet và các phương tiện truyền thông. Tất cả các bên đều tin rằng họ đã hoàn thành công việc của mình – về mặt pháp lý đúng là họ đã làm được.
Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy không thoải mái. Tại Berkshire, theo quan điểm của chúng tôi, “thu nhập” đầu tiên phải là một khái niệm hợp lý mà Bertie sẽ thấy phần nào hữu ích trong việc đánh giá một doanh nghiệp. Theo đó, Berkshire cũng báo cáo cho Bertie và các bạn cái mà chúng tôi gọi là “thu nhập hoạt động”. Đây là câu chuyện được kể lại: 27,6 tỷ USD năm 2021; 30,9 tỷ USD năm 2022 và 37,4 tỷ USD năm 2023.
Sự khác biệt cơ bản giữa số liệu bắt buộc và số liệu mà Berkshire ưa thích là việc chúng tôi loại trừ các khoản lãi hoặc lỗ vốn hóa chưa thực hiện mà đôi khi có thể vượt quá 5 tỷ USD mỗi ngày. Trớ trêu thay, điều chúng tôi thích gần như là quy ước cho đến năm 2018, khi việc cải tiến được chỉ thị. Kinh nghiệm của Galileo, vài thế kỷ trước, đã dạy chúng tôi không nên làm trái với mệnh lệnh từ bên trên. Nhưng tại Berkshire, chúng tôi có thể tỏ ra bướng bỉnh.
Đừng hiểu nhầm về tầm quan trọng của lãi vốn hóa: Tôi mong chúng sẽ là một phần rất quan trọng trong quá trình gia tăng giá trị của Berkshire những thập kỷ tới. Tại sao chúng tôi lại giao phó số tiền khổng lồ của bạn (và của Bertie) vào các cổ phiếu trên thị trường cũng như tôi đã làm với số tiền của chính mình trong suốt cuộc đời đầu tư?
Kể từ ngày 11 tháng 3 năm 1942 (ngày mua cổ phiếu đầu tiên của tôi), chẳng có lúc nào mà phần lớn tài sản ròng của tôi lại không ở thị trường vốn Hoa Kỳ. Và đến giờ mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm xuống dưới 100 vào cái ngày định mệnh năm 1942 khi tôi “bóp cò”. Tôi mất khoảng 5 đô la lúc tan học. Chẳng bao lâu sau, mọi thứ đã thay đổi và hiện tại chỉ số đó dao động quanh mức 38.000 điểm. Mỹ là một đất nước tuyệt vời cho các nhà đầu tư. Tất cả những gì họ cần làm là ngồi yên lặng, đừng nghe ai nói.
Tuy nhiên, thật ngớ ngẩn khi đưa ra đánh giá về giá trị đầu tư của Berkshire dựa trên “thu nhập”, cái vận hành theo những biến động thất thường hàng ngày và thậm chí hàng năm của thị trường chứng khoán. Như Ben Graham đã dạy tôi, “Trong ngắn hạn, thị trường hoạt động như một cái máy bỏ phiếu; trong dài hạn nó sẽ trở thành một cái máy đo cân nặng.”
Chúng ta nên làm gì
Mục tiêu của chúng tôi tại Berkshire rất đơn giản: Chúng tôi muốn sở hữu toàn bộ hoặc một phần các doanh nghiệp có nền tảng kinh tế tốt, cơ bản và bền vững. Trong chủ nghĩa tư bản, một số doanh nghiệp sẽ phát triển trong thời gian rất dài trong khi số khác sẽ trở nên sụt lún. Để dự đoán kẻ thắng người thua khó hơn bạn tưởng rất nhiều. Vì vậy, những ai nói rằng họ biết câu trả lời thường là những kẻ bán hàng ảo tưởng hoặc lừa dối.
Tại Berkshire, chúng tôi ưu ái đặc biệt những doanh nghiệp hiếm có, nơi có thể mở rộng việc triển khai nguồn vốn với lợi nhuận cao trong tương lai. Chỉ cần sở hữu một công ty kiểu này và ngồi yên, có thể mang lại sự giàu có gần như không thể đo lường được. Ngay cả những người thừa kế quyền sở hữu cũng như vậy, đôi khi cũng có thể sống một cuộc đời nhàn nhã.
Chúng tôi cũng hy vọng những doanh nghiệp ưa thích này được điều hành bởi những nhà quản lý có năng lực và đáng tin cậy, dù cho đó là một nhận định khó đưa ra hơn. Và, Berkshire hiểu được cảm giác thất vọng đó.
Năm 1863, Hugh McCulloch, Kiểm toán viên đầu tiên của Hoa Kỳ, đã gửi một lá thư tới tất cả các ngân hàng của quốc gia. Hướng dẫn của ông ấy bao gồm cảnh báo này: “Đừng bao giờ đối phó với một kẻ bất lương với kỳ vọng rằng bạn có thể ngăn hắn ta lừa dối bạn”. Nhiều chủ ngân hàng nghĩ rằng họ có thể “quản lý” được vấn đề bất lương đã có bài học khôn ngoan từ lời khuyên của McCulloch – và tôi cũng vậy. Con người không dễ đọc vị. Sự chân thành và đồng cảm rất dễ bị giả mạo. Điều đó bây giờ cũng đúng như năm 1863.
Những ngày đó đã ở phía sau chúng ta rất xa rồi; quy mô đã hỗ trợ chúng ta, mặc dù sự tranh mua cũng ngày càng tăng.
Cho đến nay, Berkshire hiện có giá trị tài sản ròng theo GAAP được ghi nhận là lớn nhất trong các doanh nghiệp Mỹ . Thu nhập hoạt động đạt kỷ lục và thị trường chứng khoán mạnh mẽ đã mang đến con số cuối năm là 561 tỷ USD. Tổng giá trị tài sản ròng theo GAAP của 499 công ty S&P khác là 8,9 nghìn tỷ USD vào năm 2022. (Con số năm 2023 của S&P vẫn chưa được thống kê nhưng cơ bản thì khó có thể vượt quá 9,5 nghìn tỷ USD.)
Theo thước đo này, Berkshire hiện chiếm gần 6% quy mô trong tập hợp mà nó đang hoạt động. Phải nói đơn giản là, không thể tăng gấp đôi quy mô khổng lồ của chúng ta trong khoảng thời gian 5 năm, cụ thể còn vì chúng tôi cực lực phản đối việc phát hành thêm cổ phiếu (một hành động làm tăng giá trị tài sản ròng ngay lập tức).
Tuy nhiên, việc quản lý Berkshire phần lớn là vui vẻ và luôn thú vị. Về mặt tích cực, sau 59 năm hợp nhất, công ty hiện sở hữu một phần hoặc toàn bộ các cơ sở kinh doanh khác nhau. Xét trên cơ sở khối lượng, chúng đều có triển vọng tốt hơn phần nào so với hầu hết các công ty lớn của Mỹ. Bằng cả sự may mắn và can đảm, một vài công ty chiến thắng lớn đã trồi lên từ hàng tấn các quyết định. Và bây giờ, chúng ta còn có một nhóm nhỏ những nhà quản lý lâu năm, những người không bao giờ nghĩ đến việc đi nơi khác và coi tuổi 65 chỉ như một ngày sinh nhật.
Berkshire hưởng lợi khi có mục tiêu nhất quán và rõ ràng một cách khác thường. Trong khi vẫn nhấn mạnh việc đối xử tốt với nhân viên, cộng đồng và nhà cung cấp – ai lại không muốn làm như vậy? – lòng trung thành của chúng tôi sẽ luôn dành cho đất nước và các cổ đông của mình. Mặc dù tiền của các bạn hòa chung với tiền của chúng tôi, nhưng chúng tôi không bao giờ quên rằng nó không hề thuộc về chúng tôi.
Với trọng tâm đó và sự đa dạng các hoạt động kinh doanh hiện tại, Berkshire nên làm tốt hơn một chút so với mặt bằng chung của các tập đoàn ở Mỹ. Và quan trọng hơn, cũng nên hoạt động với ít rủi ro mất vốn vĩnh viễn nhất có thể. Tuy nhiên, bất cứ điều gì trên mức “tốt hơn một chút” đều là mơ tưởng. Khát vọng khiêm tốn này đã không còn xảy ra khi Bertie “all-in” vào Berkshire, đúng như vậy.
Còn tiếp…24/03/2024