Skip to content

Philip Fisher

    “Tôi không muốn nhiều khoản đầu tư tốt; tôi chỉ muốn một vài xuất sắc.”

    Philip Fisher trở nên nổi tiếng vì đã đầu tư thành công vào các cổ phiếu tăng trưởng. Sau khi học ngành kinh tế tại Đại học Stanford, Fisher từng là nhà phân tích đầu tư trước khi bắt đầu công ty riêng của mình, Fisher & Co. Đó là giai đoạn năm 1931, trong thời kỳ Đại suy thoái. Những hiểu biết của Fisher đã có ảnh hưởng đáng kể đến cả Warren Buffett và Charlie Munger. Philip Fisher cũng là tác giả của cuốn sách đầu tư kinh điển “Common Stocks and Uncommon Profits”, trên trang bìa của cuốn sách đó có ghi lại trích dẫn từ Buffett: “Tôi là một độc giả háo hức về bất cứ điều gì Phil nói, và tôi xin giới thiệu ông ấy tới các bạn.”

    Lời khuyên và kinh nghiệm bổ ích

    • Không thích phân tích kỹ thuật
    • Không tin vào khả năng căn thời điểm thị trường (market timing)
    • Thích một danh mục đầu tư tập trung với khoảng 10 đến 12 cổ phiếu
    • Nhấn mạnh tầm quan trọng của ban điều hành trung thực và năng lực
    • Tin rằng bạn chỉ nên đầu tư vào các công ty mà bạn có thể hiểu
    • Cảnh báo rằng bạn không nên đi theo đám đông, thay vào đó là hãy kiên nhẫn và có quan điểm riêng
    • Công ty nên có một mô hình kinh doanh mạnh mẽ, sáng tạo, có lợi nhuận cao và tốt nhất là nên dẫn đầu thị trường
    • Tập trung vào tiềm năng tăng trưởng của cả công ty và ngành
    • Mua các công ty với “mức giá hợp lý” mặc dù ông không giải thích rõ thế nào là “mức giá hợp lý”
    • Là nhà đầu tư theo phong cách “mua và nắm giữ” thật sự, khi thường nắm giữ cổ phiếu trong nhiều thập kỷ
    • Cho rằng mua các công ty ‘tuyệt vời’ ở mức giá ‘hợp lý’ và nắm giữ trong một thời gian dài còn tốt hơn là mua các công ty ‘hợp lý’ ở mức giá ‘tuyệt vời’
    • Sử dụng phương pháp “tin đồn” nhằm thực hiện nghiên cứu bằng cách đặt câu hỏi cho khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, nhà phân tích, nhà cung cấp và quản lý để đánh giá thêm về vị trí cạnh tranh của công ty và ban quản lý của công ty
    • Chỉ bán khi công ty bắt đầu gặp vấn đề với mô hình kinh doanh, vị thế cạnh tranh hoặc ban quản lý có vấn đề

    Tags:

    Leave a Reply