Skip to content

Sự thông thái trường tồn của Graham và Dodd – (Phần cuối)

    Các nhà đầu tư ngày nay sẽ vẫn đánh vật như Graham và Dodd trong thời kỳ của họ, với nhiều câu hỏi đầu tư quan trọng. Một trong các câu hỏi này là nên tập trung vào giá trị tương đối hay tuyệt đối. Giá trị tương đối đánh giá rằng một chứng khoán rẻ hơn một chứng khoán khác, rằng Microsoft có giá hời hơn IBM. Giá trị tương đối dễ xác định hơn giá trị tuyệt đối, các đánh giá hai chiều cho ra một kết quả liệu một chứng khoán có rẻ hơn một chứng khoán khác, và có đủ rẻ để mua không. Nhà đầu tư gan dạ nhất trong đầu tư theo giá trị tương đối là những người quản lý các quỹ phòng hộ. Họ mua các chứng khoán ít đắt đỏ và bán khống các chứng khoán tương đối đắt đỏ hơn. Điều này cho phép họ thu lợi nhuận ở hai đầu, mua khống và bán khống. Tất nhiên nó cũng khiến họ chịu rủi ro hai mặt nếu sai lầm.

    Giá trị tuyệt đối khó xác định hơn giá trị tương đối. Tiêu chuẩn để mua là khi chứng khoán được giao dịch ở tỷ lệ chiết khấu đáng kể, ví dụ 30%, 40% hoặc cao hơn so với giá trị cơ sở của nó, được tính bằng giá trị thanh lý khi doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động (going concern value). Một lĩnh vực khác khiến các nhà đầu tư vật lộn, đó là cố gắng xác định yếu tố nào sẽ tạo nên doanh nghiệp tốt. Nhà đầu tư từng coi các doanh nghiệp bưu điện nơi mọi người gửi tiền là tốt nhất. Cách nhìn này chìm vào quên lãng sau khi xuất hiện các trang web đăng ký trực tuyến chấp nhận thẻ tín dụng. Hầu hết doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngày nay đều bán ra số lượng sản phẩm trí tuệ ổn định, ví dụ phần mềm hay bản ghi âm với số lượng hàng triệu triệu lần dù biên độ lợi nhuận thấp. Các doanh nghiệp tốt thường có rào cản thị trường cao, yêu cầu vốn ít ai đáp ứng được, khách hàng đáng tin cậy, rủi ro công nghệ lạc hậu thấp, nhiều cơ hội phát triển, theo đó có dòng tiền tự do lớn và tăng trưởng.

    Doanh nghiệp cũng chịu các thay đổi công nghệ và cạnh tranh. Internet xuất hiện tạo thành trì cạnh tranh xung quanh các doanh nghiệp báo chí, hoạt động kinh doanh rất tốt ở thập kỷ trước đã xói mòn nhanh hơn bất kỳ dự đoán nào. Nói ngắn gọn, kinh doanh tốt hôm nay có thể không còn như vậy vào ngày mai. Nhà đầu tư cũng dành thêm nhiều thời gian đánh giá chất lượng của ban quản trị doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay của các chuyên gia tài chính doanh nghiệp, các quản lý có sẵn nhiều đòn bẩy để tác động đến lợi nhuận theo hướng tích cực, bao gồm mua lại cổ phiếu, sử dụng đòn bẩy thận trọng và dùng cách tiếp cận theo cơ sở định giá để mua lại doanh nghiệp. Các nhà quản lý không sẵn sàng đưa ra các quyết định thân thiện với cổ đông đẩy doanh nghiệp của họ vào rủi ro “bẫy giá trị”: Được định giá không đắt, nhưng lại là khoản đầu tư tồi vì tài sản không được tận dụng đầy đủ. Những doanh nghiệp như vậy thường thu hút các nhà đầu tư năng động tìm cách tháo bẫy giá trị. Tình huống sẽ khó khăn hơn khi nhà đầu tư phải quyết định liệu có chấp nhận rủi ro đầu tư bằng mọi giá, với hội đồng quản trị không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích cổ đông. Cổ phiếu của các doanh nghiệp này có thể được bán ở mức giá chiết khấu cực cao, nhưng giá chiết khấu sẽ chẳng thay đổi; giá trị hôm nay thuộc về cổ đông có thể biến mất hoặc phung phí vào ngày mai.

    Khó khăn tồn tại lâu nay của nhà đầu tư giá trị là đánh giá giá trị tăng trưởng tương lai. Hành động trả giá cao hơn cho tăng trưởng tiềm ẩn rủi ro lớn hoặc tệ hơn, bị ám ảnh bởi tăng trưởng. Graham và Dodd đã quan sát kỹ rằng: “Phân tích liên quan chính đến giá trị, được hỗ trợ bởi dữ kiện chứ không dựa trên các kỳ vọng’. Ưu ái hiện thực hơn các khả năng trong tương lai, họ xem “tương lai là mối nguy mà kết luận của người phân tích đáng lo hơn là cơ sở đưa ra kết luận”. Các nhà đầu tư nên đặc biệt thận trọng với doanh nghiệp chỉ tập trung vào tăng trưởng mà bỏ qua các yếu tố khác, bao gồm rủi ro trả giá quá cao.

    Một câu hỏi hóc búa khác với nhà đầu tư giá trị là thời điểm bán. Mua các món hời là quả ngọt với nhà đầu tư giá trị, dù rằng tỷ lệ chiết khấu nhỏ đến mức nào có thể chấp nhận được vẫn còn gây tranh cãi. Bán cổ phiếu khó khăn hơn vì nó liên quan đến các chứng khoán đang tiến gần đến mức giá đúng. Đầu tiên, mức giá xác định bán sau khi đã xác lập nên được điều chỉnh thường xuyên để phản ánh đúng tất cả thông tin sẵn có ở hiện tại. Thứ hai, các nhà đầu tư cá nhân phải cân nhắc đến thuế. Thứ ba, nhà đầu tư nên hoàn toàn dứt khỏi một chứng khoán khi nó đạt đến giá trị đúng; sở hữu các chứng khoán định giá quá cao là rơi vào lãnh địa của đầu cơ.

    Cuối cùng, nhà đầu tư cần đối đầu với những rủi ro phức tạp. Các nhà học thuật và nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp đã định nghĩa rủi ro bằng từ “beta’ trong tiếng Hy Lạp, sử dụng như thước đo mức độ biến động trong quá khứ của giá cổ phiếu: Cổ phiếu biến động mạnh hơn trong quá khứ được xem là rủi ro hơn. Song nhà đầu tư giá trị, người đã có khuynh hướng suy nghĩ về rủi ro như xác suất và kích thước của khoản lỗ tiềm năng, sẽ cho rằng những suy nghĩ trên về rủi ro là nực cười. Thực tế, một cổ phiếu biến động có thể bị định giá rất thấp, khiến nó trở thành khoản đầu tư với rủi ro cực thấp.

    Câu hỏi hóc búa nhất với các nhà đầu tư giá trị là chấp nhận được bao nhiêu rủi ro. Câu hỏi này liên quan đến quy mô và sự đa dạng của danh mục. Bạn có thể sở hữu thoái mái bao nhiêu cơ hội, thậm chí là hấp dẫn nhất? Hiển nhiên, nhà đầu tư mong muốn tận thu lợi nhuận từ các cổ phiếu tốt. Tuy nhiên, mong muốn này bị suy giảm bởi nỗi sợ không gặp may hoặc mắc phải sai lầm. Dù vậy, các nhà đầu tư nên tập trung nắm giữ các cổ phiếu họ cho là tốt nhất; nếu bạn phân biệt được giữa khoản đầu tư tốt với khoản đầu tư xấu, bạn cũng có thể phân biệt được giữa khoản đầu tư tuyệt vời với khoản đầu tư tốt.

    NHỮNG SUY NGHĨ CUỐI CÙNG

    Trong thị trường tăng trưởng, ai cũng kiếm ra tiền và triết lý giá trị không cần thiết. Nhưng do không cách nào để dự đoán thị trường tương lai, nên nhà đầu tư phải luôn theo đuổi triết lý giá trị. Bằng cách kiểm soát rủi ro và giới hạn các khoản thua lỗ thông qua phân tích cơ bản bao quát, kỷ luật nghiêm ngặt, với lòng kiên nhẫn vô hạn, nhà đầu tư giá trị có thể kỳ vọng các kết quả tốt với rủi ro hạn chế. Bạn có thể không giàu nhanh, nhưng bạn sẽ giữ được thứ mình có. Nếu tương lai của đầu tư giá trị lặp lại những gì trong quá khứ, bạn nhiều khả năng sẽ trở nên giàu có dù chậm chạp. Khi các chiến lược đầu tư vận hành, đây là thứ tốt nhất mà bất kỳ nhà đầu tư hợp lý nào cũng hi vọng.

    Bí mật thực sự để đầu tư là không có bí mật nào cả. Nhược điểm trong bản chất con người dẫn đến hành động đám đông để làm giàu nhanh và đạt lợi nhuận không phí sức, dường như sẽ tồn tại vĩnh viễn với chúng ta. Miễn sao mọi người vẫn đắm chìm trong lối suy nghĩ cũ, đầu tư giá trị sẽ vẫn tồn tại như suốt 75 năm qua, với cách tiếp cận sâu sắc và rủi ro thấp để đầu tư dài hạn thành công. 

    Theo: Seth Klarman – Phân tích chứng khoán 6th Edition

    Leave a Reply